Phát triển cây có múi khi diện tích trồng không ngừng tăng

0
788

Nếu như diện tích cây có múi không ngừng tăng như hiện nay, nguy cơ vỡ trận loại cây này sẽ có thể xảy ra.

Trước đây, khi vải thiều được coi là cây “vàng”, bà con đã nhanh chóng mở rộng diện tích để kinh doanh, còn nay cây có múi lại lên ngôi.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Giang, trồng cam đang mang lại thu nhập cao gấp gần 2 lần so với trồng lúa, hoa màu và vải. Điều này khiến phong trào trồng cam, bưởi, quýt phát triển rộng khắp từ các xã vùng trũng đến miền núi, vùng cao. Cam vốn ưa đất vườn, đồi thấp, nay đất ruộng, đồi cao cũng được người dân cải tạo đưa vào sản xuất.

Tại Lục Ngạn, nơi có diện tích cây có múi lớn nhất tỉnh, cũng là địa phương có tốc độ mở rộng các loại cây trồng này nhanh chóng, địa phương thừa nhận bên cạnh hiệu quả mang lại, việc phát triển ồ ạt cây có múi cũng bộc lộ những khó khăn. Điều dễ thấy là môi trường, hạ tầng sản xuất, đặc biệt là hệ thống tưới nước, tiêu úng đều bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, một số hộ sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trong khi các loại cây có múi yêu cầu khắt khe về quy trình, kỹ thuật, đầu tư thâm canh cao dẫn đến gặp nhiều rủi ro.

diện tích cây có múi tăng cao
diện tích cây có múi tăng cao

Cũng do nhu cầu về giống cây có múi tăng nên nhiều hộ sản xuất giống tự phát, kém chất lượng, bà con mua phải cây giống trôi nổi trên thị trường sẽ không tránh được thiệt hại cho sản xuất.

Có thể khẳng định, lợi nhuận cao chính là động lực để nông dân mạnh dạn chuyển đổi từ lúa sang các loại cây có múi như: bưởi, cam, quýt… Theo khảo sát sơ bộ tại một số vùng ở ĐBSCL, lợi nhuận từ việc trồng bưởi da xanh đạt từ 600 triệu đồng/ha/năm trở lên; cam sành 370 triệu đồng/ha, quýt 500 – 700 triệu đồng/ha/năm…, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Theo gocdanhgia, ở nhiều nơi đã phát triển khá nóng diện tích cây có múi, từ đó kéo theo những lo ngại về sản lượng, dịch bệnh, đầu ra. Theo thống kê của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, trong tổng số hơn 103.000ha trồng cây có múi, đang có 760ha bị vàng lá thối rễ. Những lo ngại giờ đây đã thực sự hiển hiện. Giá nhiều loại cây có múi, đặc biệt là cam sành, đã sụt giảm mạnh, khiến các nhà vườn lo lắng. Đây được xem là hệ lụy của việc ồ ạt sản xuất mà không chú trọng đến đầu ra.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã không còn chuyện quy hoạch trồng cây, nuôi con gì. Chính vì thế, nông dân vẫn là người quyết định chuyện canh tác của mình. Vấn đề quan trọng là khả năng nhận biết thị trường và sản xuất không chạy theo phong trào. Vì vậy, chuyện “vỡ trận” hay giải cứu cây có múi trong tương lai phần lớn phụ thuộc vào quyết định của bà con.