Tiết canh dê có an toàn không – Có nên ăn tiết canh không

0
109

Nhiều người cho rằng ăn tiết canh dê sẽ an toàn hơn do lo ngại về nguy cơ tử vong từ tiết canh lợn, vì vậy họ chuyển sang món này. Tuy nhiên, liệu tiết canh dê có ăn toàn không như họ nghĩ? Hãy cùng tìm hiểu tại đây nhé

Quy trình chế biến tiết canh như thế nào?

Tiết canh dê có an toàn không - Có nên ăn tiết canh không
Tiết canh dê có an toàn không – Có nên ăn tiết canh không

Tiết canh là tên chung cho món ăn từ tiết sống của các loại động vật như lợn, ngựa, dê hoặc các loại gia cầm như vịt, ngan, ngỗng, v.v. Sau khi cắt tiết, máu của động vật được thu vào bát đã pha mắm và muối để ngăn đông tụ, sau đó pha loãng, trộn đều với sụn, thịt nạc băm nhỏ và để đông lại để ăn sống.

Thành phần chính của món tiết canh dê là máu dê tươi, kết hợp với thịt đầu dê, tai dê hoặc họng lợn, sụn lợn. Ở một số địa phương, tiết lợn được thêm vào do lượng tiết dê không đủ.

Thịt dê và họng lợn sau khi luộc chín được băm nhỏ hoặc xào chín để làm nhân, sau đó được trộn với hỗn hợp tiết sống và nước, khuấy đều cho đến khi đông lại.

Tiết canh dê có an toàn không – Có nên ăn tiết canh không

Nhiều người chuyển sang ăn tiết canh dê với hy vọng giảm nguy cơ mắc bệnh so với tiết canh lợn. Nhưng thực tế, ăn tiết canh dê có thực sự an toàn không?

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, dù là tiết canh dê hay vịt thì đều là máu sống, chứa nhiều nguy cơ gây bệnh nghiêm trọng.

Thực tế, trong cơ thể của các loại gia súc và gia cầm như trâu, bò, ngựa, lợn, dê, gà, vịt, ngan, ngỗng… đều có thể mang theo các mầm bệnh có thể lây nhiễm cho con người khi ăn tiết sống.

Vì máu động vật dù có trộn với nguyên liệu đã nấu chín thì bản chất của món tiết canh vẫn là ăn sống. Tiết canh từ dê, lợn hay vịt đều nguy hiểm khi ăn phải tiết của động vật mắc bệnh hoặc đang ủ bệnh. Trong máu của các động vật này tồn tại nhiều vi sinh vật, vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.

Cụ thể, ăn tiết canh lợn từ lợn đang mắc bệnh có thể dẫn đến nhiễm liên cầu lợn, giun sán, các bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, và trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể tử vong. Ăn tiết canh từ vịt, ngan cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng tụ cầu, và lây các bệnh như cúm A/H5N1, A/H6N1…

Bên cạnh đó, các chuyên gia tiêu hóa cho biết, ngay cả khi không mắc bệnh nặng do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng trong tiết canh, người ăn vẫn có thể gặp phải rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy cấp…

Rối loạn tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm nhiễm khuẩn như tả, lỵ, E.Coli, nhiễm độc tố từ tụ cầu vàng, hoặc do nhiễm các chất độc hại, phụ gia, hoặc dị ứng với các thành phần trong tiết canh.

Dù hầu hết các trường hợp rối loạn tiêu hóa là nhẹ hoặc trung bình, nhưng cũng có những trường hợp nguy hiểm đến tính mạng do mất nước, mất điện giải, sốc giảm thể tích hoặc sốc nhiễm khuẩn…

Đã có trường hợp ăn tiết canh dê và phải nhập viện cấp cứu do viêm màng não do nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Theo các bác sĩ, nguyên nhân có thể là do trong quá trình chế biến tiết canh dê, do lượng tiết dê ít, nên nhiều nơi thường pha thêm tiết lợn, họng lợn, sụn và thịt lợn để chế biến nhân. Vi khuẩn liên cầu thường cư trú ở đường hô hấp trên, đường tiêu hóa và cơ quan sinh dục của lợn.

Khuyến cáo của bác sĩ về món ăn được nhiều người ưa chuộng

Khuyến cáo của bác sĩ về món ăn được nhiều người ưa chuộng
Khuyến cáo của bác sĩ về món ăn được nhiều người ưa chuộng

Thực tế, việc ăn tiết canh, dù là tiết canh dê hay các loại tiết canh khác, đều không an toàn. Các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên từ bỏ thói quen ăn tiết canh để bảo vệ sức khỏe. Cách tốt nhất là chỉ nên ăn những món ăn từ gia súc, gia cầm đã được nấu chín. Tuyệt đối không ăn thịt từ gia súc, gia cầm đã chết. Cũng không nên ăn các món tái sống như gỏi, nem chua, nem chạo, đặc biệt là tiết canh.

Theo BS. Nguyễn Trung Tuyến – Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình: Người dân nên loại bỏ các thói quen ăn uống không lành mạnh, đặc biệt là không nên ăn tiết canh, và luôn thực hiện nguyên tắc ăn chín uống chín để bảo vệ sức khỏe.