Nếu bạn đột nhiên bị chóng mặt buồn nôn thì hãy cẩn thận đây là dấu hiệu của một vài vấn đề sức khỏe mà bạn có khả năng mắc phải. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra hiện tượng này nhé!
1. Thiếu máu não gây chóng mặt buồn nôn
Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu tới não khiến cho quá trình cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng đến não bị trì trệ, ảnh hưởng tới cấu trúc, sự tồn tại cũng như phát triển của hệ thần kinh trung ương. Một trong những biểu hiện của căn bệnh này là triệu chứng chóng mặt kèm theo tình trạng buồn nôn, mất tập trung…
2. Cảm lạnh gây chóng mặt buồn nôn
Tiết trời thay đổi thất thường, đặc biệt là những lúc giao mùa sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi, không kịp thích ứng, gây ra sốt, cảm lạnh. Và một trong những biểu hiện của bệnh này đó là chóng mặt, buồn nôn. Nếu như bạn hết cảm thì tự khắc tình trạng này sẽ chấm dứt mà bạn không cần quá lo lắng.
3. Hội chứng mệt mỏi mãn tính gây chóng mặt buồn nôn
Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) thường gây ra tình trạng mệt mỏi liên tục, thậm chí ngay sau một giấc ngủ ngon. Các triệu chứng của CFS bao gồm chóng mặt, khó giữ cân bằng, thường xuyên mệt mỏi hoặc các dấu hiệu như rối loạn giấc ngủ, khó nhớ, khó tập trung, đau cơ…
CFS là một chứng bệnh khá khó trị vì nó tùy thuộc vào thể trạng và sức khỏe mỗi người. Do đó, khi gặp các dấu hiệu vừa kể trên thì tốt nhất bạn nên đi khám để điều trị đúng cách và không gây hại về sau.
4. Tai có vấn đề gây chóng mặt buồn nôn
Tai trong là một cơ quan quan trọng của cơ thể. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cảm giác cân bằng. Nhiễm trùng, viêm nhiễm, chất lỏng tích tụ hoặc tổn thương các mô ở trong tai cũng làm cho bạn có cảm giác mất cân bằng dẫn đến chóng mặt và chóng mặt.
Lenvima 4mg có hoạt chất Lenvatinib cho thấy công dụng của thuốc Lenvima 4 mg và thuốc lenvaxen 4 mg là điều trị ung thư đặc biệt là ung thư mô tuyến giáp thể biệt hóa, đang di căn và không còn có thể điều trị bằng iốt phóng xạ
5. Rối loạn tiền đình gây chóng mặt buồn nôn
Tiền đình là bộ phận khá phức tạp, nằm ở sau hai bên ống tai, có vai trò điều chỉnh thăng bằng tư thế và phối hợp cử động mắt, đầu và thân thể. Rối loạn tiền đình là căn bệnh gây nên trạng thái mất thăng bằng khi thay đổi tư thế khiến cho người bệnh có biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… Nếu có những biểu hiện trên, hãy quan tâm nhiều hơn đến căn bệnh này để có thể phòng tránh kịp thời các bạn nhé.
6. Tác dụng phụ của thuốc gây chóng mặt buồn nôn
Nếu bạn đang uống thuốc điều trị bệnh mà bị đau đầu, mệt mỏi hay buồn nôn thì nguyên nhân gây ra có thể là do tác dụng phụ của thuốc. Bởi trước khi dùng thuốc bạn nên đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến bác sĩ để giảm tác dụng không mong muốn của nó đối với sức khỏe nhé.
7. Các vấn đề về tiêu hóa gây chóng mặt buồn nôn
Buồn nôn và ói mửa là triệu chứng phổ biến nhất có liên quan tới các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm… Đó là phản ứng của cơ thể trước sự rối loạn tiêu hóa gây ra. Nôn mửa dữ dội có thể gây mất nước, làm tăng mức độ chóng mặt trong cơ thể.
8. Hạ đường huyết gây chóng mặt buồn nôn
Mặc dù nhiều khuyến cáo cho biết rằng, ăn quá nhiều đường sẽ không tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, nếu bạn cắt giảm hoàn toàn đường có thể khiến mức đường trong máu thiếu hụt.
Lúc này, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, run rẩy, dễ mệt mỏi, tim đập nhanh, hay đói, cáu gắt…
Nếu gặp các triệu chứng này mà trước giờ cơ thể không có tiền sử nhiều bệnh nguy hiểm khác thì có khả năng bạn đang bị thiếu đường.
Uống một ly nước trái cây, ăn vài loại trái cây ngọt hoặc ngậm một viên kẹo ngọt sẽ giúp cân bằng lại lượng đường đang thiếu hụt và giảm các triệu chứng chóng mặt ngay.
9. Các bệnh về tim mạch gây chóng mặt buồn nôn
Tim là một bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể chúng ta. Nó làm nhiệm vụ bơm máu vào các động mạch, đồng thời mang oxy và chất dinh dưỡng tới các bộ phận trong cơ thể.
Những căn bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, huyết áp thấp… có thể làm cho lượng máu và oxy cung cấp tới não không đủ, gây ảnh hưởng đến các mô não, dẫn đến chóng mặt và mất ý thức. Ngoài ra, những người có huyết áp cao cũng thường xuyên mắc phải các cơn đau đầu, chóng mặt, buồn nôn… nhiều hơn người bình thường.
10. Thoái hóa đốt sống cổ gây chóng mặt buồn nôn
Trong đời sống hiện đại ngày nay, không ít các trường hợp mắc căn bệnh này. Thoái hóa đốt sống cổ xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng đa phần là do tư thế học tập, làm việc sai và diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Chóng mặt, buồn nôn cũng là một biểu hiện của căn bệnh này. Vì thế, các bạn nên quan tâm tới vị trí này trên cơ thể khi xuất hiện những biểu hiện trên nhé.
11. Chóng mặt buồn nôn là triệu chứng của ốm nghén
Rất nhiều phụ nữ bị chóng mặt và buồn nôn khi mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu). Tình trạng này được gọi là ốm nghén và nó hoàn toàn bình thường. Nó được đặc trưng bởi nôn mửa và buồn nôn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng ốm nghén có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn. Nôn mửa quá mức có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, suy dinh dưỡng, mất cân bằng điện giải và gây ra chóng mặt.
12. Đau nửa đầu migraine gây chóng mặt buồn nôn
Cơn đau nửa đầu migraines có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Cùng với đau đầu, bạn có thể gặp các triệu chứng như giảm tầm nhìn, buồn nôn, ói mửa, người lâng lâng và mệt mỏi…
Đặc biệt, người bị chứng đau nửa đầu sẽ rất dễ bị chóng mặt và triệu chứng chóng mặt này có thể xuất hiện ngay cả khi bạn không bị đau đầu.
Nếu nghi ngờ mình bị chóng mặt do đau nửa đầu gây ra thì bạn nên lưu ý hạn chế rượu, caffeine. Ngoài ra, tốt nhất là bạn nên đi khám để nhận được chữa trị tốt nhất vì bệnh đau nửa đầu migraine sẽ gây nhiều khó chịu cho các sinh hoạt hàng ngày.
13. Tâm trạng hoảng loạn gây chóng mặt buồn nôn
Một sự hoảng loạn về tâm lý do quá sợ hãi có thể làm phát sinh các triệu chứng như chóng mặt, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, buồn nôn, đau ngực, cảm giác khó thở… Những người bị ám ảnh, rối loạn căng thẳng sau chấn thương… có nhiều khả năng bị hoảng loạn về tâm lý hơn so với những người khác.
Bài viết trên của gocdanhgia đã gửi đến độc giả thông tin về các nguyên nhân gây ra chóng mặt buồn nôn hy vọng sẽ giúp ích trong quá trình bảo vệ sức khỏe của bạn và những người xung quanh nhé!