Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị rối loạn tiêu hóa tại nhà

0
907

Rối loạn tiêu hóa xảy ra do sự rối loạn nhu động ruột, có liên quan đến sự co thắt bất bình thường của cơ vòng, cơ trơn trong hệ tiêu hóa khi đẩy thức ăn đi xuống. Cùng sống tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chứng bệnh này nhé!

1. Nguyên nhân rối loại tiêu hóa

Thói quen ăn uống

Chế độ ăn uống là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất. Các chế độ ăn chứa quá nhiều đồ ngọt, bánh kẹo, thức ăn để qua đêm, thức ăn dễ lên men (dưa cà muối, bánh chưng, bánh rán,…) gây ra đầy bụng khó tiêu. Việc thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột cũng dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Uống nhiều bia rượu, nước ngọt có gas cũng gây đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu hóa thức ăn.

Thói quen ăn uống tại các quán xá, vỉa hè hoặc các nhà hàng vệ sinh an toàn thực phẩm không tốt hoặc những thực phẩm không nguồn gốc không rõ ràng đều làm cho hệ tiêu hoá hoạt động không bình thường.

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị rối loạn tiêu hóa tại nhà
Nguyên nhân của rối loạn tiêu hóa

Tâm lý căng thẳng

Ngoài việc ăn uống kém hợp lý ra thì những căng thẳng tâm lý, áp lực công việc, thức khuya, khiến việc ăn uống không theo một thời gian nhất định, giảm cảm giác ngon miệng, tăng tiết acid dịch vị dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Tác dụng phụ của thuốc

Trong một số trường hợp người bệnh phải sử dụng thuốc điều trị bệnh đặc biệt là thuốc kháng sinh rất dễ gây phản ứng phụ là tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hoá. Dùng kháng sinh liều cao còn có gây ra tiêu chảy nặng. Vì khi dùng kháng sinh hệ vi khuẩn đường ruột bị rối loạn, các vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt dẫn đến việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn bị rối loạn.

Ảnh hưởng của một số bệnh lý

Một số bệnh lý như viêm tá tràng, loét dạ dày, sỏi thận, viêm ruột thừa cấp tính, viêm ruột cấp tính, viêm đại tràng co thắt… sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa. Do đó mà dẫn tới chứng rối loạn tiêu hóa.

2. Nhận biết dấu hiệu rối loạn tiêu hóa

Đầy hơi

Đây là một triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng giống như bệnh đau dạ dày như bị ợ hơi, bụng thường căng lên, xuất hiện tình trạng trung tiện liên tục. Ngoài những dấu hiệu này, người bệnh còn xuất hiện dấu hiệu ợ chua, đắng miệng.

Táo bón

Táo bón là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau và rất hay gặp ở trẻ nhỏ vì hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện, dễ gặp “trục trặc” khi tiếp nhận các thực phẩm khó tiêu hoá: thức ăn cứng, chứa quá nhiều dầu mỡ, hay các loại đạm nóng khó tiêu,…

Đau bụng

Vùng đau thường xuất hiện ở bên trái vùng bụng hoặc có thể xuất hiện ở một số vị trí khác ở vùng bụng, các cơn đau bụng phụ thuộc vào mức độ bệnh có thể là các cơn đau âm ỉ hoặc các cơn đau dữ dội. Đây là một triệu chứng điển hình khi xuất hiện các căn bệnh liên quan đến tiêu hóa.

Đi ngoài phân sống

Là biểu hiện của loạn khuẩn đường ruột, do tình trạng mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột. Đường ruột của người bình thường có một hệ vi sinh vật sống cộng sinh với 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Với hệ tiêu hoá khoẻ mạnh thì tỷ lệ này được duy trì, đường ruột sẽ ở trạng thái cân bằng tốt, các quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ chất độc hại diễn ra bình thường. Ngược lại, khi tỷ lệ trên bị phá vỡ, lượng lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn có dịp sinh sôi, tạo ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột với các triệu chứng thường gặp, như: đi ngoài phân lỏng, phân sống, đôi khi có lẫn chất nhầy, có thể kèm theo đầy bụng.

3. Cách chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà

Điều chỉnh chế độ ăn uống hơp lý, hợp vệ sinh

Không nên ăn các món ăn lạ có thể khiến cho hệ tiêu hóa không quen dễ khiến bệnh nặng thêm. Ăn ít đồ ăn chứa nhiều mỡ và đồ ngọt. Bên cạnh đó cũng không uống rượu bia, cà phê, trà, đồ uống có ga… Nghiêm khắc với chính mình trong chế độ ăn uống có thể giúp bạn cải thiện đáng kểtình trạng rối loạn tiêu hóa của bản thân

Sinh hoạt lành mành

  • Không thức khuya: Thức khuya khiến cơ thể mệt mỏi, gây ức chế và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Thức khuya cũng dẫn đến việc dậy muộn khiến giờ giấc ăn uống không hợp lý cũng không tốt cho hệ tiêu hóa
  • Tăng cường vận động: Hãy chịu khó hoạt động thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, tiêu hao năng lượng và kích thích cảm giác đói giúp bạn ăn ngon miệng. Từ đó hệ tiêu hóa cũng hoạt động tốt lên. Đây cũng là một cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn rất hiệu quả. Nhất là với những người làm công việc văn phòng ít vận động.

Bổ sung men vi sinh trong trường hợp dạ dày thiếu men tiêu hóa

Uống men vi sinh vẫn được coi là biện pháp chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn có hiệu quả nhanh nhất bởi nó cung cấp nhanh nhất số lượng khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ tối đa. Sau khoảng 1 tuần sử dụng thuốc là có thể thấy bệnh đã được cải thiện. Tuy nhiên phương pháo này cần có sự xem khám và kê đơn theo chỉ dẫn của bác sĩ đểm đảm bảo tính an toàn. Không nên sử dụng thuốc bừa bãi có thể khiến bệnh nặng thêm.

Cách chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà
Cách chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà

Dùng nguyên liệu dân gian chữa bệnh

Sử dụng lá ổi non

Sử dụng là ổi non là một trong các cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà được nhiều người áp dụng nhất. Đây là phương pháp được người xưa truyền lại và áp dụng cho tới ngày nay. Lá ổi non là phương pháp dân gian trị bệnh rối loạn tiêu hóa, hoàn toàn không để lại tác dụng phụ nào.

Lá ổi non được dùng để trị chứng tiêu chảy, đau bụng âm ỉ do rối loạn tiêu hóa gây ra. Người bệnh chỉ cần hái vài lá non, hoặc cả búp ổi thì càng tốt, rửa sạch có thể dùng được luôn hoặc cẩn thận hơn có thể ngâm qua nước muối. Sau đó đem giả nát và chắt lấy nước cốt uống, sử dụng đều đặn 2-3 ngày bệnh sẽ giảm hẳn.

Sử dụng tỏi kết hợp với bồ kết

Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà bằng cách sử dụng bài thuốc dân gian kết hợp từ tỏi và bồ kết rất dễ thực hiện và tìm kiếm. Chúng ta có thể lấy 2 củ tỏi nướng lên cho đến khi thấy mùi thơm và bên ngoài tỏi có lớp vàng. Sau đó, thực hiện giã nát tỏi ra rồi đắp nó vào rốn người bị rối loạn tiêu hóa. Kết hợp với đó là sử dụng bồ kết đốt tồn tính nên rồi đem trộn tro của bồ kết khi đốt được với 1 ít xà phòng. Thực hiện n hét hỗn hợp trên vào hậu môn của người bị rối loạn tiêu hóa.

Cách điều trị rối loạn tiêu hóa tại nhà này ngày nên áp dụng từ 1 đến 2 lần. Thực hiện kiên trì 10 ngày sẽ mang lại kết quả cao trong việc điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa.

Sử dụng tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà được nhiều người ưa thích bởi mùi thơm dễ chịu, mang lại cảm giác thư giãn hiệu quả. Đặc biệt, tinh dầu bạc hà được sử dụng để trị các bệnh lý về tiêu hóa. Nó có tác dụng giúp hệ thông đường ruột được làm sạch. Hơn nữa, tinh dầu bạc hà còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa tái phát.

Sử dụng gừng

Gừng là lại gia vị quen thuộc và dễ kiếm. Đây cũng là một trong các vị thuốc được Đông y sử dụng nhiều. Gừng có tính chất cay nóng nên có tác dụng diều trị bệnh rối loạn tiêu hóa hiệu quả.

Những ai mắc phải bệnh rối loạn tiêu hóa, chỉ cần mỗi ngày uống một ly gừng ấm thì căn bệnh này sẽ bị đẩy lùi nhanh chóng.

Sử dụng lựu

Trộn một thìa mật ong với một muỗng canh nước ép lựu giúp điều trị tình trạng khó tiêu do rối loạn tiêu hóa. Uống hai lần một ngày. Nước ép lựu có thể trộn với ít muối và bột tiêu đen giúp cải thiện các chức năng của dạ dày

Sử dụng lá khổ sâm

Lá khổ sâm là vị thuốc đông y có sẵn tại các hiệu thuốc nam hiện nay. Chúng ta có thể sử dụng 20 gam lá khổ sâm tươi đem nhai nát với muối rồi nuốt chúng. Khoảng 30 phút sau sẽ có tác dụng, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa sẽ giảm hẳn đi. Đây được xem là một trong những cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà đơn giản và dễ thực hiện.

Sử dụng cà rốt

Cà rốt giúp tăng cường chức năng và hoạt động của dạ dày, giúp khôi phục lại hoạt động bình thường của hệ thống tiêu hóa. Nước ép cà rốt có thể được trộn với nước ép quả dâu tây để đem lại hiệu quả cao nhất. Nên uống sau bữa ăn vì nó giúp trung hòa axit của dạ dày và ợ nóng.

Sử dụng táo

Táo là loại trái cây ưa thích của nhiều người, bởi táo không những ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất tốt. Táo chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ nhu động ruột trong quá trình tiêu hóa. Hàng ngày, hãy sử dụng một quả táo trước bữa ăn để điều trị rối loạn tiêu hóa và ngăn ngừa bệnh lý này.

Bài viết trên của gocdanhgia đã gửi đến độc giả thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị rối loạn tiêu hóa hy vọng sẽ giúp ích cho quá trình trị bệnh và bảo vệ sức khỏe của bé nhé!