Kinh doanh bất động sản là một trong những lĩnh vực đầu cơ làm giàu khá nhanh nhưng đằng sai nó cũng ẩn chứa vô vàn các rủi ro khiến các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trắng tay trong chốc lát. Cùng tìm hiểu xem đó là những rủi ro nào nhé!
Những rủi ro khi kinh doanh bất động sản:
1. Môi trường quanh dự án
Những dự án có cơ sở hạ tầng yếu kém hay môi trường xung quanh bị ô nhiễm thường bị giảm giá trị thậm chí ế hàng. Ngược lại, nếu những dự án thuộc quy hoạch hạ tầng đồng bộ, có môi trường sống tốt được nhiều nhà đầu tư quan tâm và chọn mua nhưng tiến độ hạ tầng lại không do cá nhân hay doanh nghiệp quyết định mà phụ thuộc vào dòng vốn ngân sách thì dự án dễ rơi vào tình trạng thụ động.
2. Kiến trúc phong thủy
Kiến trúc phong thủy trong kinh doanh bất động sản là sự hài hòa, cân bằng giữa khí, gió và nước, điều này đặc biệt quan trọng nhất là tại các quốc gia phương Đông. Tại Việt Nam từng có dự án thiếu nghiên cứu về kiến trúc phong thủy dẫn đến khai thác không hiệu quả và bán cả dự án cũng chẳng ai mua vì người dân cảm thấy dự án này có phong thủy kém may mắn khiến công việc đình trệ.
3. Phương thức thanh toán
Nếu cả hai bên mua và bán không thỏa thuận kỹ về giá cả, phí và tiền đặt cọc thì sẽ dẫn đến không phân định được bên nào sẽ phải chịu khoản chi phí phát sinh. Việc thanh toán theo tiến độ như thế nào, bao nhiêu và bằng phương thức nào nếu không có thỏa thuận kỹ có thể dẫn đến mâu thuẫn khiến thỏa thuận bị hủy.
4. Bất động sản bị chiếm dụng
Các chủ đầu tư không tìm hiểu kĩ về trạng thái của bất động sản muốn mua trong khi phần bất động sản này đang trong giai đoạn tranh chấp, bị ngăn chặn hay đang có bên thứ ba chiếm dụng để sử dụng, khai thác như việc thuê, ở hợp pháp, tranh chấp lối đi chung… sẽ gây ra rất nhiều rắc rối, phiền phức khi khai thác đầu tư.
5. Bất động sản vướng thế chấp
Các nhà đầu tư nếu thu mua phải một bất động sản đang thế chấp, đang trong thời gian bảo lãnh tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng mà vẫn chưa được giải chấp tại thời điểm bán thì có rủi ro cao khiến nhà đầu tư mất cả chì lẫn chài.
6. Giải phóng mặt bằng
Nếu thu mua bất động sản với mục đích xây mới, đầu cơ hay khai thác tài nguyên thì giải phóng mặt bằng là một trong những yếu tố sống còn, là mối bận tâm hàng đầu của hầu hết các nhà đầu tư bất động sản vì có đất sạch mới đảm bảo triển khai dự án của họ theo đúng tiến độ. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi việc cũng suôn sẻ như ý muốn. Những chi phí phát sinh liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng rất nhiều điển hình như giá đất tăng, chủ đất eo sách, nhiều loại thuế phải đóng, các khoản dự phòng… Nếu chưa chuẩn bị kĩ tài chính thì dự án rất dễ bị ngưng lại vì thiếu kinh phí.
Bài viết trên của website gocdanhgia đã gửi đến độc giả những thông tin xung quanh việc kinh doanh bất động sản hy vọng sẽ giúp ích cho công việc của các bạn nhé!