Loạn thị là gì? Triệu chứng và cách điều trị ra sao? Người bị loạn thị nên ăn gì? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây của kỹ năng sống nhé!
1. Loạn thị là gì?
Loạn thị là một tật về mắt liên quan đến khúc xạ. Khi mắt bị loạn thị thì giác mạc có độ cong bất thường khiến khả năng tập trung ánh sáng và hình ảnh bị giảm đi.
Đối với mắt khỏe mạnh thì các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc sẽ được hội tụ tại một điểm duy nhất trên võng mạc nên bạn nhìn mọi vật rõ ràng hơn. Tuy nhiên, nếu mắt bị loạn thì điểm hội tụ này không tập trung mà lại phân tán ở nhiều điểm khác nhau nên hình ảnh bạn nhìn được trở nên mờ nhòe đi hơn.
Bệnh loạn thị có thể đi kèm với cận thị, viễn thị. Do đó, rất nhiều bạn trẻ bị cả hai tật vừa cận, vừa loạn khiến mắt hoạt động kém hiệu quả hơn rất nhiều.
2. Biểu hiện khi bệnh loạn thị
Khi mắc bệnh loạn thị khi đó mọi người sẽ gặp phải những biểu hiện như:
- Thường xuyên bị mỏi mắt.
- Đau nhức đầu.
- Mờ mắt hay tầm nhìn bị méo mó và biến dạng
Tuy nhiên, một số trường hợp khác có thể gặp phải những triệu chứng bệnh khác không được cập nhật cụ thể ở đây. Tốt nhất, khi gặp bất kỳ vấn đề bất thường gì đối với tình trạng sức khỏe khi đó mọi người hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
3. Những dạng bệnh loạn thị
Dạng loạn thị đều
Trong loạn thị đều, các kinh tuyến của mắt thay đổi dần từ kinh tuyến có chiết quang cao nhất đến kinh tuyến có chiết quang thấp nhất. Những triệu chứng thường gặp khiến người bệnh đi khám là:
- Song thị: hay gặp trong loạn thị nghịch. Loạn thị là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra song thị một mắt. Cần phải khám kỹ khi có triệu chứng trên.
- Quáng mắt: ánh sáng mặt trời làm mắt đau nhức, khó chịu là triệu chứng khá điển hình và cần phải khám xem người bệnh có bị loạn thị không.
Loạn thị cận
Loạn thị cận là một bệnh ở mắt do người bệnh vừa bị cận thị, vừa bị loạn thị. Loạn thị cận gồm có những dạng sau:
- Loạn thị cận đơn thuận.
- Loạn thị cận đơn nghịch.
- Loạn thị cận đơn chéo: dạng này làm thị lực giảm rất nhiều và thường gây mỏi mắt.
- Loạn thị cận kép, thuận, nghịch, chéo: Phải điều chỉnh kép.
Loạn thị viễn
Loạn thị viễn là một bệnh ở mắt do người bệnh vừa bị viễn thị, vừa bị loạn thị. Loạn thị viễn gồm có những dạng sau:
- Loạn thị viễn đơn thuận.
- Loạn thị viễn đơn nghịch.
- Loạn thị viễn đơn chéo.
- Loạn thị viễn kép, thuận, nghịch, chéo.
Loạn thị hỗn hợp
Có một tiêu tuyến ở trước võng mạc, tiêu tuyến còn lại ở phía sau. Nếu loạn thị thuận, tiêu tuyến trước nằm ngang, tiêu tuyến sau nằm dọc. Người trẻ điều tiết để đưa tiêu tuyến dọc về trên võng mạc. Như vậy giống như loạn thị cận đơn thuận.
Điều trị bệnh loạn thị
Trường hợp nhẹ, bệnh loạn thị có thể không cần điều trị. Nhưng nếu bị nặng, cần phải áp dụng các biện pháp điều trị để tránh bệnh diễn biến nặng hoặc gây ra nhược thị. Các biện pháp điều trị phổ biến:
- Kính thuốc: Hầu hết các trường hợp loạn thị đều có thể điều chỉnh bằng kính thuốc. Đây là biện pháp đơn giản, được áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả cao, ít để lại biến chứng. Bệnh nhân nên tìm hiểu và đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn loại kính phù hợp với mức độ và nhu cầu.
- Phẫu thuật: Trong một số trường hợp bị loạn thị nặng và phương pháp điều chỉnh bằng kính thuốc không đạt kết quả, bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật. Đây là phương pháp sử dụng tia laser hoặc dao vi phẫu để định hình lại giác mạc vĩnh viễn. Phổ biến nhất có thể kể đến thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc (LASIK), thay đổi khúc xạ cắt bỏ biểu mô giác mạc (PRK), thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô (LASEK).
- Ortho-K (Orthokeratology) customize: Đây là phương pháp điều trị sử dụng kính áp tròng cứng, được thiết kế đặc biệt đeo vào ban đêm nhằm làm thay đổi tạm thời hình dáng của giác mạc trong khi ngủ, giúp mắt có thể nhìn rõ vào sáng hôm sau và duy trì tình trạng này suốt cả ngày. Cứ như vậy, lặp lại quy trình gắn Ortho-K customize vào ban đêm để có thị lực tốt vào ngày hôm sau.
Chế độ dinh dưỡng tốt cho người loạn thị
Cá hồi
Những chất dinh dưỡng hữu ích trong cá hồi có thể bảo vệ võng mạc và ngăn ngừa mù lòa. Axit béo Omega-3 trong cá hồi giúp bảo vệ độ ẩm thiết yếu của mắt và chống lại bệnh thoái hóa điểm vàng. Các chuyên gia khuyến cáo nên ăn cá hồi ít nhất hai lần một tuần.
Bông cải xanh
Bông cải xanh rất giàu vitamin B2 và các loại dưỡng chất giúp ngăn chặn tình trạng đục tinh thể. Thiếu vitamin có thể gây ra nhạy cảm với ánh sáng, mệt mỏi mắt, mờ mắt và viêm. Bông cải xanh là lựa chọn tuyệt vời nhất để cải thiện tình trạng này. Các chất Phyto, Lutien và Zeaxanthin chống oxy hóa, bảo đảm sức khỏe của mắt và duy trì thị lực, nhất là người già.
Việt quất
Quả việt quất giúp mắt người bị loạn thị khỏe mạnh nhờ thành phần chống oxy hóa, chống viêm. Nó cũng chứa các chất vasoprotective và rhodopsin có tác dụng tái tạo tế bào, tăng thị lực. Chất anthocyanins có trong quả việt quất có thể hỗ trợ cơ thể ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch, kiểm soát huyết áp.
Bơ
Trái cây này chứa lutien ngăn ngừa sự thoái hóa điểm vàng, bệnh đục nhân mắt, đặc biệt ở người già. Các chất dinh dưỡng khác có trong bơ như vitamin C, vitamin E, vitamin B6, beta carotene, đảm bảo thị lực tốt cho trẻ bị loạn thị
Chocolate đen
Chất chống oxy hóa như flavonol có mặt trong chocolate đen làm tăng lưu lượng máu đến võng mạc. Ăn thường xuyên thực phẩm có flavonol, thị lực mắt tốt có thể nhìn thấy ngay cả dưới ánh sáng mờ.
Cá hồi
Những chất dinh dưỡng hữu ích trong cá hồi có thể bảo vệ võng mạc và ngăn ngừa mù lòa. Axit béo Omega-3 trong cá hồi giúp bảo vệ độ ẩm thiết yếu của mắt và chống lại bệnh thoái hóa điểm vàng. Các chuyên gia khuyến cáo nên ăn cá hồi ít nhất hai lần một tuần.
Bài viết trên của gocdanhgia đã cung cấp các thông tin về bệnh loạn thị hy vọng đấy là những kiến thức cần thiết giúp ích cho mọi người nhé!