Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị bệnh thoát vị đĩa đệm

0
716

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường gặp trong xã hội nhất là ở những người cao tuổi và lao động nặng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh nhé!

1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm là hiện tượng các khối nhân nhầy (phần nhân bên trong) bị thoát ra khỏi bao xơ (vỏ bọc bên ngoài) của đĩa đệm. Phần nhân nhầy đi theo vết nứt từ vòng sợi thoát ra khỏi vị trí mặc định của nó tràn ra ngoài và gây chèn ép lên các rễ thần kinh hoặc ống sống gây ra tổn thương. Một đĩa đệm bị thoát vị khi các đốt sống xếp chồng lên đĩa đệm đó bị tổn thương. Bệnh này có thể xảy ra ở một hoặc một vài đĩa đệm cùng lúc trên cột sống lưng hoặc cổ. 

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị bệnh thoát vị đĩa đệm

2. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Lão hóa

Tuổi tác chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Đĩa đệm được nuôi dưỡng bằng sự thẩm thấu, tuổi càng cao thì sự thẩm thấu càng kém, đĩa đệm dần mất nước và khô. Các vòng sợi ở bao xơ cũng từ đó mà yếu đi, chịu áp lực đủ mạnh có thể dễ dàng bị nứt rách, từ đó nhân nhầy thoát ra ngoài.

Hoạt động sai tư thế

Trong các nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm, cũng thường gặp là do thói quen bê vác vật nặng sai cách. Thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, nhiều người có thói quen cúi/khom người xuống thấp để nhấc vật nặng lên. Việc mang vác nặng sai tư thế này dễ gây thoát vị đĩa đệm.

Béo phì hoặc thiếu chất

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cũng có thể đến từ việc thừa cân, béo phì, các đĩa đệm phải chịu đựng thêm một khối lượng bổ sung. Bên cạnh đó cơ thể suy yếu vì thiếu dinh dưỡng hoặc lối sống ít vận động cũng có thể đóng góp làm gia tăng sự phát triển của bệnh.

Chấn thương

Chấn thương do té ngã khi đi lại, làm việc hay tập luyện cũng là những nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp. Khi chấn thương đĩa đệm không còn giữ được như cấu trúc ban đầu có thể bị mất một lượng nước bảo vệ khiến cho lớp vỏ bọc xơ bên ngoài trở nên khô và dễ gây rách, nứt lớp nhân nhầy bên trong bị “lòi” ra, chèn ép vào các dây thần kinh và tủy sống, gây đau nhức, khó khăn trong vận động cột sống và các bộ phận liên quan.

Một số nguyên nhân khác

Sử dụng chất kích thích, lạm dụng bia rượu, ăn uống thiếu dưỡng chất, di truyền… cũng có thể là nguyên nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng.

3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Đau cột sống

Cơn đau xuất hiện ở các đoạn vận động chính là cổ và lưng, ban đầu khởi phát âm ỉ, từ từ sau đó tăng dần về tần suất, mức độ. Biểu hiện này thường xuất hiện khi người bệnh vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi.

Bị thoát vị đĩa đệm sẽ hạn chế vận động

Các động tác cúi, vươn người, nghiêng người trở nên vô cùng khó khăn. Biên độ vận động lúc này tương đối hạn chế, bệnh nhân không gập lưng được quá 110 độ.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm khác

Sút cân, ăn kém, mất ngủ, tiểu không tự chủ… mức độ tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của từng bệnh nhân.

4. Cách điều trị thoát vị đĩa đệm

Khi có dấu hiệu thoát vị đĩa đệm bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định cụ thể tình trạng bệnh và có phương án điều trị phù hợp.

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều không cần phải phẫu thuật. Việc tập luyện và sử dụng thuốc theo liệu trình sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh sau vài ngày hoặc vài tuần. Nếu tình trạng đau vẫn tiếp tục đeo bám không giảm, người bệnh có thể được chỉ định tập vật lý trị liệu để hạn chế tới mức tối đa ảnh hưởng của bệnh hoặc áp dụng phương pháp như châm cứu, mát-xa để giảm triệu chứng đau

Trong một số ít trường hợp, khi tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép toàn bộ rễ thần kinh vùng đuôi ngựa (nằm ngay bên dưới thắt lưng). Lúc này cần phải được mổ ngay để ngăn ngừa bệnh nặng thêm, gây yếu tay/chân hoặc liệt.

Bài viết trên của gocdanhgia đã giới thiệu đến độc giả các thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm hy vọng sẽ giúp mọi người trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé!