Dấu hiệu, cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm xoang

0
881

Bệnh viêm xoang là một căn bệnh thường gặp ở đời thường nhưng vẫn có một số người có hiểu biết chưa đúng về căn bệnh này. Hãy cùng sống tìm hiểu dấu hiệu, cách điều trị và phòng tránh bệnh trong bài viết nhé!

1. Dấu hiệu của bệnh viêm xoang

Đau nhức

Vùng xoang bị viêm sẽ có cảm giác đau nhức và tùy thuộc xoang bị viêm ở vùng nào thì cảm giác đau nhức sẽ xuất hiện ở vùng đó.

  • Viêm xoang hàm: Người bệnh cảm thấy đau nhức ở vùng má.
  • Viêm xoang trán: Người bệnh bị nhức giữa 2 lông mày, đau nhức trong khung giờ nhất định (thường là 10 giờ sáng).
  • Viêm xoang sàng trước: Người bệnh cảm thấy đau nhức ở giữa 2 mắt.
  • Viêm xoang sàng sau và xoang bướm: Người bệnh cảm thấy nhức trong sâu và vùng gáy.
Dấu hiệu, cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm xoang
Dấu hiệu, cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm xoang

Nghẹt mũi

Nghẹt mũi thường xuyên cũng là dấu hiệu bệnh viêm xoang mà bạn cần phải hết sức lưu ý. Có thể nghẹt mũi 1 hoặc cả 2 bên, đồng thời thấy khó thở, khó chịu trong người và rất mệt mỏi.

Hiện tượng chảy dịch

Khi bị viêm xoang, người bệnh sẽ thường xuyên có hiện tượng chảy dịch, dịch nhày có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng tùy vào vị trí xoang bị viêm.

Nếu bị viêm xoang trước, dịch sẽ chảy ra mũi trước, nếu bị viêm xoang sau, dịch sẽ chảy xuống họng. Biểu hiện viêm xoang này khiến người bệnh phải khụt khịt, cảm thấy khó chịu ở cổ họng, muốn khạc nhổ liên tục. Tùy vào tình trạng bệnh mà dịch sẽ có màu trắng, đục, vàng nhạt hay màu xanh, có mùi hôi rất khó chịu.

Điếc mũi

Khi xoang bị viêm, nếu không được chữa trị đúng cách thì bệnh sẽ trở nặng, nó sẽ gây phù nề nhiều, người bệnh không còn phân biệt được mùi khi ngửi do thần kinh khứu giác không còn cảm nhận được mùi.

Hôi miệng

Dịch mủ tồn tại thường xuyên ở họng gây ra mùi hôi, khiến hơi thở có mùi. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, ăn thức ăn có mùi, uống ít nước,…. Song trong trường hợp bạn đã loại bỏ các nguyên nhân khác gây hôi miệng mà dấu hiệu này vẫn không hết thì bạn nên nghĩ tới viêm xoang sau.

Mắt mờ

Đây cũng là biểu hiện thường thấy ở người bệnh viêm xoang sàng. Mắt bệnh nhân có thể bị mờ, nhòe từng lúc tuy nhiên cũng có khi bị thường xuyên gây giảm thị lực. Với các trường hợp viêm xoang sàng nặng gây mất sức nhìn có thể phải phẫu thuật để cải thiện.

2. Cách phòng bệnh viêm xoang

Luôn giữ ấm các vị trí quan trọng của cơ thể: những vị trí như cổ, ngực, mũi, miệng luôn cần được giữ ấm, đặc biệt mũi và miệng nên được che kín để tránh tiếp xúc với gió lạnh và bụi bẩn.

Không ngoáy hay xì mũi thường xuyên: bởi cách làm này có thể gây mất môi trường sinh lý và gây tổn thương niêm mạc mũi, khiến vi khuẩn dễ tấn công và gây bệnh.

Làm sạch mũi và họng đúng cách: thường xuyên rửa mũi bằng dung dịch nước muối biển hoặc nước muối sinh lý, súc họng với nước muối sinh lý hàng ngày sau khi đánh răng.

Theo dõi các triệu chứng bệnh về hô hấp: khi bệnh kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường thì cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị.

Giữ vệ sinh nơi ở: luôn giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ nhằm giảm thiểu khói bụi và vi khuẩn.

Bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng: những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất nên được tăng cường bổ sung vào bữa ăn.

Uống nhiều nước và thường xuyên tập thể dục: giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể nhằm chống lại các căn bệnh về hô hấp.

3. Cách điều trị bệnh viêm xoang tại nhà

Tỏi và mật ong

Tỏi và mật ong là những nguyên liệu được xem là loại kháng sinh tự nhiên trị nhiễm khuẩn khá hiệu quả. Riêng viêm xoang thì 2 nguyên liệu này trị viêm xoang cực hiệu quả. Người bệnh rửa mũi bằng nước muối, lau khô, sau đó, dùng bông nhúng vào dung dịch mật ong và tỏi nhét vào trong mũi. Ngày làm 3 -4 lần, thực hiện trong vòng 7 -8 ngày.

Ngoài ra bạn có thể lấy 40g tỏi khô đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với khoảng 100ml rượu trắng. Trong khi ngâm, thỉnh thoảng lắc chai rượu, để rượu dần dần chuyển từ màu trắng sang màu vàng, khoảng 10 ngày có thể sử dụng được. Nhỏ một, hai giọt và bóp nhẹ thành mũi cho ngấm. Ban đầu dùng hơi xót nhưng nếu kiên trì thực hiện, bạn sẽ thấy đỡ hơn.

Gừng tươi và hành khô

Chuẩn bị khoảng 1 củ gừng nhỏ và 2 củ hành, đem giã nhỏ và vắt lấy nước. Dùng bông tăm thấm dung dịch nước này lên mũi để để khoảng 30 phút cho thông mũi thì rửa mũi lại bằng nước muối 0,9%. Làm cách này liên tục mỗi ngày 2 lần trong 2 tuần sẽ thấy công dụng trị viêm xoang cực hiệu quả.

Tập luyện

Tập luyện làm giảm áp lực xoang. Các hoạt động thể chất giúp gia tăng vòng tuần hoàn máu và giảm xung huyết để hít thở dễ dàng. Mặc dù bạn cảm thấy khó chịu nếu hoạt động khi bị bệnh, nhưng chúng giúp cải thiện thời gian phục hồi và tăng khả năng hồi phục hiệu quả.

Nước muối

Pha một bát nước muối. Bịt một bên mũi bằng ngón tay trỏ rồi nhúng lỗ mũi bên kia vào bát, hít thật mạnh để nước đi vào mũi và xuống miệng. Nhổ nước ra và lặp lại khoảng 3-5 lần. Làm tương tự với lỗ mũi còn lại. Bạn nên hít nước muối theo cách trên ngày 2 lần. Bạn sẽ thấy mũi của mình trở nên thông thoáng và không còn viêm nữa.

Lá nốt

Dùng lá lốt đã rửa thật sạch với nước muối loãng, vò nát, nhét vào lỗ mũi, mỗi ngày làm 1, 2 lần, làm hàng ngày. Bạn chăm chỉ làm đều đặn hàng ngày, chắc chắn chứng viêm xoang, chảy nước mũi sẽ nhanh chóng giảm bớt và không làm bạn khổ sở ngày đông hanh khô, giá lạnh.

Cỏ hôi

Lấy cỏ hôi tươi 50g, rửa sạch, để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng.

Bài viết trên của gocdanhgia đã gửi đến độc giả thông tin về các dấu hiệu, cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm xoang hy vọng sẽ giúp ích cho quá trình trị bệnh và bảo vệ sức khỏe của bạn nhé!