Triệu chứng đau ruột thừa và cách xử lý cơn đau

0
849

Đau ruột thừa nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Hãy cùng sống tìm hiểu các triệu chứng đau ruột thừa và cách xử lý trong tình huống này nhé!

Ruột thừa có kích thước thay đổi, đường kính khoảng 0,5-1cm, dài khoảng 8cm. Gốc ruột thừa đổ vào manh tràng khoảng 3 cm dưới góc hồi manh tràng, nơi có 3 dãy cơ dọc hội tụ. Ruột thừa có thể nằm ở nhiều vị trí do có cơ mạc treo và rất di động. Bình thường, ruột thừa sẽ nằm ở vị trí điểm giữa đường nối gai chậu trước trên đến rốn.

Chức năng thật sự của ruột thừa đến nay vẫn còn bàn cãi. Có giả thiết cho rằng, ruột thừa đóng vai trò như 1 kho chứa các lợi khuẩn có ích, nhằm giúp khôi phục lại hệ tiêu hóa sau các đợt tiêu chảy do nhiễm trùng tiêu hóa. Cũng có giả thiết khác, ruột thừa chỉ là 1 tàn tích của ống tiêu hóa trong quá trình tiến hóa của con người.

Khi xảy ra tình trạng tắc nghẽn bên trong ruột thừa, các chất thải đến ruột già dần bị tích tụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, gây sưng viêm, nhiễm trùng. Hậu quả là gây ra bệnh lý viêm ruột thừa, mà triệu chứng điển hình là cơn đau ruột thừa.

Triệu chứng đau ruột thừa và cách xử lý cơn đau
Triệu chứng đau ruột thừa và cách xử lý cơn đau

1. Triệu chứng đau ruột thừa

Triệu chứng điển hình nhất của đau ruột thừa chính là đau bụng. Cơn đau thường xuất phát một cách âm ỉ ở vùng bụng quanh rốn, sau đó cơn đau sẽ lan xuống 1/4 bụng dưới bên phải vùng hố chậu phải, với tính chất đau là âm ỉ, đau liên tục và tăng dần. Cơn đau thường kéo dài từ 12-18 tiếng. Cơn đau sẽ tăng dần, đau nhiều hơn khi bạn đổi tư thế, nằm, ngồi, đứng hay khi gây áp lực lên khu vực này.

Ngoài ra, đau ruột thừa còn kèm theo các triệu chứng khác như: chán ăn, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, sốt cao kèm theo teo căng cứng cơ bụng.

Nếu bụng mềm, khi ấn vào phía bên phải bụng dưới bị đau, thân nhiệt không cao thì đau ruột thừa nhẹ.

Nếu viêm ruột thừa nặng, đã có mủ, hoại tử hoặc đã thủng thì bệnh nhân sẽ đau dữ dội, phạm vi bị đau cũng mở rộng kèm theo sốt cao. Khi ấn vào bụng thì thấy cơ bụng căng cứng hay khi sờ vào thấy cục phía bên dưới bụng dưới.

Các giai đoạn đau ruột thừa:

  • Giai đoạn viêm ruột thừa xung huyết
  • Giai đoạn viêm ruột thừa mủ
  • Giai đoạn áp xe ruột thừa

Đau ruột thừa nếu để lâu không can thiệp y tế có thể khiến ruột thừa bị vỡ gây áp xe, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó, khi có triệu chứng đau ruột thừa, người bệnh cần nhanh chóng đi khám và thực hiện can thiệp y tế sớm để tránh những biến chứng xấu cho sức khỏe. 

Nguyên tắc điều trị đau ruột thừa là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Phẫu thuật nên được tiến hành càng sớm càng tốt, ngay khi có chẩn đoán. Đây là điều trị đương nhiên không có bàn cãi cho các trường hợp viêm ruột thừa hoại tử hay thủng gây viêm phúc mạc. 

Ngoài ra điều trị kháng sinh có thể áp dụng cho các trường hợp viêm ruột thừa cấp không biến chứng ở những vùng xa xôi, những bệnh nhân có nhiều nguy cơ cho cuộc mổ hay từ chối mổ. Cần lưu ý, điều trị kháng sinh có tỷ lệ thất bại phải chuyển phẫu thuật, đồng thời đòi hỏi quá trình theo dõi chặt chẽ và kéo dài hơn và hiệu quả giảm dần theo thời gian.

2. Biện pháp hỗ trợ giảm triệu chứng đau ruột thừa

Nước ấm

Nước ấm có vai trò kép khi mắc bệnh viêm ruột thừa. Thứ nhất, nước ấm rất có lợi đối với sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Thứ hai, nước ấm giúp làm sạch ruột. Viêm ruột thừa là do sự tích tụ các chất độc. Uống nước giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể.

Mát-xa

Mát-xa vùng bụng dưới bằng tinh dầu như dầu thầu dầu có thể giúp giảm đau do viêm ruột thừa. Hơn nữa, bạn có thể sử dụng hỗn hợp gừng và nghệ để mát-xa.

Đậu xanh

Đậu xanh là phương pháp điều trị viêm thuột thừa đã có từ lâu. Ngâm đậu xanh với nước để uống 3 lần mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe.

Hạt cỏ cà ri

Uống trà làm từ hạt cỏ cà ri mỗi ngày giúp điều trị viêm ruột thừa. Cỏ cà ri có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành mủ và chất nhầy trong ruột thừa do đó tránh cho tình trạng viêm ruột thừa trở nên tệ hơn.

Sữa bơ

Sữa bơ giúp giảm đau do viêm ruột thừa. Bạn có thể thêm vào một chút muối vào sữa bơ khi uống. Uống hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày sẽ nhận được hiệu quả tốt nhất. Sữa bơ giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn ở ruột thừa, do đó giảm viêm ruột thừa.

Húng quế

Lá húng quế làm giảm chứng khó tiêu, tăng cường hệ miễn dịch. Húng quế có các chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể. Các chất độc hại trong cơ thể, đặc biệt là ở ruột là nguyên nhân gây ra các vấn đề như viêm ruột thừa. Ngoài ra, húng quế giúp hạ sốt, một trong những triệu chứng của viêm ruột thừa.

Tỏi

Tỏi cũng có tác dụng chữa viêm ruột thừa do tỏi có tính chống viêm. Bạn nên ăn vài tép tỏi sống. Tuy nhiên, nếu mùi tỏi quá khó chịu, bạn có thể sử dụng viên tinh dầu tỏi.

Chanh

Nước chanh- mật ong hoặc nước chanh có vai trò quan trọng trong điều trị viêm ruột thừa. Chanh là nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch. Hơn nữa, chanh còn giúp giảm đau và ngăn ngừa chứng khó tiêu, táo bón.

Gừng

Gừng cũng giống như tỏi, đều có tính chống viêm. Bạn có thể uống trà gừng nhiều lần trong ngày. Nếu mùi và vị gừng gây khó chịu, bạn có thể uống thuốc viên gừng. Xoa bóp bụng dưới bằng tinh dầu gừng cũng rất hiệu quả. Nên sử dụng gừng khi bệnh nhân có triệu chứng nôn.

Nước ép rau

Uống nước ép rau như nước ép dưa leo, củ cải đường, cà rốt, rau mùi và nước ép củ cải nhiều lần trong ngày giúp giảm cơn đau do viêm ruột thừa. Rau chứa nhiều vitamin và chất xơ có lợi cho sức khỏe. Vitamin đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, chất xơ giúp điều trị táo bón.

Bài viết trên của gocdanhgia đã gửi đến độc giả thông tin về các triệu chứng đau ruột thừa và cách xử lý khi bị đau hy vọng sẽ giúp ích trong quá trình bảo vệ sức khỏe của bạn và những người xung quanh nhé!