Tìm hiểu về bệnh trầm cảm và cách tự chữa trị

0
839

Trầm cảm là căn  bệnh đáng sợ mà càng ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại nhiều áp lực và căng thẳng. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh trầm cảm và cách tự chữa trị căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Bệnh này sẽ ảnh hưởng đến cách cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề về tinh thần và thể chất cho người mắc bệnh. Nếu hội chứng này diễn ra trong thời gian dài có thể khiến bạn khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình, bạn bè, thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến ý định tự tử. Trong các dạng trầm cảm thì trầm cảm sau sinh là tình trạng phổ biến nhất hiện nay.

Tìm hiểu về bệnh trầm cảm và cách tự chữa trị
Tìm hiểu về bệnh trầm cảm và cách tự chữa trị

2. Dấu hiệu của trầm cảm

Khí sắc trầm buồn

Dấu hiệu đầu tiên là người luôn có khí sắc buồn bã, ủ rũ, nét mặt đơn điệu, giảm hoặc mất các nếp nhăn do bệnh nhân buồn bã, chán nản, bi quan, mất hết niềm tin trong cuộc sống.

Mất hứng thú hoặc các sở thích trước đây

Người bệnh có cảm giác nặng nề, mệt mỏi không muốn làm việc, đi đứng chậm chạp, luôn luôn cảm thấy mình không có đủ sức khỏe để làm việc dù là việc nhẹ nhàng và không màng đến những chuyện diễn ra xung quanh. Họ tự cho rằng đã mất hết các sở thích trước đây kể cả ham muốn tình dục. Người bệnh sẽ có biểu hiện suy giảm tình dục như lãnh cảm ở nữ giới hoặc rối loạn cương dương ở nam giới.

Rối loạn giấc ngủ

Mất ngủ là triệu chứng hay gặp nhất chiếm 95% số trường hợp bệnh nhân trầm cảm. Bệnh nhân cảm thấy trằn trọc khó đi vào giấc ngủ mặc dù đôi khi cảm thấy rất buồn ngủ tuy nhiên lại không thể ngủ và thức dậy sớm hơn bình thường. Họ ngủ ít hơn 2 tiếng mỗi ngày so với bình thường. Thậm chí người bệnh có thể thức trắng cả ngày lẫn đêm trong nhiều ngày dẫn đến suy nhược cơ thể.

Mất cảm giác ngon miệng, cân nặng thay đổi thất thường

Bệnh nhân trầm cảm mất cảm giác ngon miệng, không muốn ăn thậm chí có trường hợp nhịn ăn hoàn toàn dẫn đến gầy sút cân. Bên cạnh đó một số ít người bệnh có cảm giác thèm ăn nên ăn nhiều hơn bình thường dẫn đến việc tăng cân.

Mệt mỏi

Hay than phiền mệt mỏi mà không có một nguyên nhân nào, giảm khả năng tập trung vì vậy hiệu quả công việc giảm sút. Người bệnh mệt mỏi không muốn làm gì đối với những trường hợp nặng còn không thể thực hiện được các công việc hàng ngày như: đi ra chợ, nấu cơm, giặt quần áo

Hình thức bên ngoài

Người bệnh thường ăn mặc lôi thôi lếch thếch, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc giận dữ vô cớ, giọng nói mang vẻ buồn bã đơn điệu.

Có ý định và hành vi tự sát

Đa số bệnh nhân trầm cảm đều có ý nghĩ về cái chết nặng hơn là có ý định tự sát vì họ cảm giác tuyệt vọng và không có lối thoát. Bệnh nhân bị ám ảnh về bệnh tật, chán nản, dễ bị tổn thương dần dần tự nghĩ rằng chết đi cho đỡ đau khổ.

3. Một số cách tự chữa trầm cảm

  • Xây dựng chế độ sinh hoạt chi tiết tránh bị đảo lộn
  • Đặt mục tiêu hàng ngày, bắt đầu bằng những công việc nhỏ như rửa bát đĩa ngày hôm trước. Khi hoàn thành được mục tiêu tâm trạng của bạn sẽ cảm thấy khá hơn.
  • Tập những bài thể dục nhẹ để cơ thể sản xuất endorphin, chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng cải thiện tâm trạng và giảm đau, từ đó hỗ trợ bộ não tự điều chỉnh theo hướng tích cực hơn.
  • Ăn uống lành mạnh, kiểm soát số lượng và chủng loại thực phẩm nạp vào cơ thể sẽ giúp các bệnh nhân cảm thấy khá hơn. Lưu ý thức ăn chứa omega 3 (như cá ngừ, cá hồi) và axit folic (như rau bina, quả bơ) giảm nhẹ triệu chứng trầm cảm.
  • Lên giường và thức dậy vào một giờ nhất định, đồng thời bỏ mọi thiết bị điện tử ra khỏi phòng ngủ. Ngủ đủ giấc khiến người bệnh nhiều năng lượng và có tâm trạng tốt hơn.
  • Chịu trách nhiệm và cố gắng duy trì công việc. Nếu không thể chịu đựng cả ngày, bạn hãy làm nửa ngày hoặc tham gia đội tình nguyện.
  • Thử những điều chưa từng trải qua như đi bảo tàng, đọc sách ngoài công viên hoặc học một ngôn ngữ lạ vì khi gặp các thử thách mới, não sẽ tiết dopamine, chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến niềm vui và khả năng học tập.
  • Người trầm cảm cần dành thời gian cho những thứ khiến bản thân vui vẻ như xem phim, ăn tối với bạn bè, đi du lịch.

Bài viết trên của gocdanhgia đã giới thiệu đến độc giả các thông tin về bệnh trầm cảm và cách tự chữa trị căn bệnh này hy vọng sẽ giúp mọi người trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé!