Người dân Quảng Nam nơm nớp nỗi lo sạt lở do thủy điện

0
838

Trước nguy cơ sạt lở do các công trình thủy điện, nhiều người dân vùng núi Quảng Nam đã phải di dời khỏi vùng nguy hiểm.

Theo tin xã hội, tại tỉnh Quảng Nam dù chưa đến mùa lũ lụt nhưng người dân vùng hạ du đang canh cánh với nỗi lo sạt lở. Ngoài nguyên nhân thiên tai, nhiều công trình thủy điện cũng chính là tác nhân trực tiếp và lớn nhất dẫn đến những cuộc di cư bất đắc dĩ của người dân vùng núi Quảng Nam.

Do ảnh hưởng của việc tích, xả nước thủy điện Đăk Min 4, trong những năm qua nhiều hộ sống dân dọc sông Trường phải sống trong nơm nớp lo âu vì sạt lở. Trước nguy cơ thảm họa có thể ập đến bất cứ lúc nào trong mùa mưa lũ, chính quyền huyện Phước Sơn đã phải vận dụng nguồn vốn ngân sách để di dời người dân khỏi vùng sạt lở.

người dân quảng nam

Tỉnh Quảng Nam hiện có 42 thủy điện đang hoạt động và hơn 10 dự án khác đang xin cấp phép. Việc tích nước mùa khô, xả lũ mùa mưa càng khiến cho hệ địa chất yếu đi dễ gây nên sạt lở. Riêng tại vùng hạ lưu các thủy điện A Vương, sông Tranh, Sông Bung, Đăk Mil đã có hàng trăm điểm dân cư bị ảnh hưởng do sạt lở. Những năm qua, chính quyền địa phương đã tích cực vận động các hộ dân di dời khỏi vùng xung yếu nhưng do eo hẹp về kinh phí và các điều kiện khác, nhiều hộ dân vẫn chưa tìm được nơi định cư mới và phải sống trong cảnh bất an.

Chỉ còn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, nhưng đến thời điểm này, việc khắc phục sạt lở tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam vẫn còn dang dở.

Khó khăn nhất là việc di dời, bố trí tái định cư cho những hộ dân vùng sạt lở, bởi địa bàn miền núi khó tìm được mặt bằng, kinh phí di dời rất tốn kém.

Khu dân cư thôn 5, xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam nằm dưới đồi Dương Lách.

Trong số 40 hộ dân sống tại đây thì gần một nửa nằm ở vùng có nguy cơ bị vùi lấp bất cứ lúc nào.

Bà Đoàn Thị Bẻo, người dân ở đây cho biết, đợt mưa bão đầu tháng 11 vừa qua, nước từ trên đồi cao ào xuống làm cho mỏm đất sau lưng nhà sụp đổ. Một mảng tường nhà phía sau lung lay chực đổ khiến mọi người trong nhà run cầm cập.

Theo gocdanhgia, tại Tổ Đàng Bộ, thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, hơn 1 tháng rưỡi kể từ ngày xảy ra vụ sạt lở núi kinh hoàng làm 5 người chết, đến nay, việc bố trí chỗ ở mới cho bà con vẫn còn nhiều khó khăn.

Riêng trường hợp anh Nguyễn Thanh Bình (32 tuổi), mất cả mẹ, vợ và em trai trong vụ sạt lở núi được ông Hồ Văn Nghĩa, một người hàng xóm cắt nhượng một khoảnh đất để dựng lều ở tạm.

Miền Trung đã vào mùa mưa, thế nhưng còn hàng trăm hộ dân đang sống trong lo âu mất nhà, mất đất. Chính quyền và các công ty thủy điện trên địa bàn cần phân định trách nhiệm, tìm phương án hỗ trợ để người dân kịp thời di dời khỏi những vùng sạt lở.