Bên cạnh việc nâng cấp các cửa hàng, Bách Hóa Xanh cũng tính chuyện ngừng hoạt động với những cửa hàng không có tiềm năng nâng cấp lên mô hình chuẩn.
Thế Giới Di Động vừa công bố kết quả kinh doanh 8 tháng với doanh thu thuần hợp nhất đạt 58.667 tỷ đồng, doanh thu online đạt 7.557 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.969 tỷ đồng, tương đương với mức tăng trưởng 39% doanh thu thuần, 118% doanh thu online và 36% lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ năm 2017.
Công ty cho biết, nhóm sản phẩm điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay vẫn giữ vững mức tăng trưởng doanh thu 19%; trong khi nhóm sản phẩm điện máy ghi nhận tốc độ tăng trưởng doanh thu 83% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh.
Trong tháng 8 năm 2018, chuỗi Bách Hóa Xanh ghi nhận tổng doanh thu của 405 cửa hàng đạt trên 410 tỷ đồng. Mức doanh thu tính bình quân cho các cửa hàng khai trương trước ngày 1/8/2018 đạt trên 950 triệu đồng/cửa hàng.
Sau nhiều thử nghiệm, Bách Hóa Xanh đã chuẩn hoá mô hình “thịt tươi, cá lội” để sẵn sàng nhân rộng trong thời gian tới. Các cửa hàng Bách Hóa Xanh đang hoạt động với mô hình chuẩn (từ 160 đến 200m2) đạt mức doanh thu trung bình trên 1,1 tỷ đồng/tháng.
Đến hết tháng 8, Bách Hóa Xanh có 2 cửa hàng quy mô lớn (300m2) tại Quận Thủ Đức và Quận Bình Tân với doanh số ổn định khoảng 3 tỷ đồng/tháng/cửa hàng. Ngoài ra, 4 cửa hàng hoạt động tại tỉnh Bình Dương và Long An cũng ghi nhận doanh thu cao hơn 20%-30% so với doanh thu trung bình của các cửa hàng cùng loại tại Tp.HCM.
Trong 4 tháng cuối năm, Bách Hóa Xanh sẽ đẩy mạnh mở mới hướng đến mục tiêu 500 cửa hàng, chủ yếu tại khu vực phía Đông (Quận 2, Quận 9, Thủ Đức), phía Nam (Quận 4, Quận 7, Quận 8, Bình Chánh, Nhà Bè) của Tp. Hồ Chí Minh, và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bến Tre, Tiền Giang.
Việc mở rộng kinh doanh tiến vào các khu vực sầm uất hơn cũng như triển khai thêm các trung tâm phân phối (bao gồm kho trữ lạnh thực phẩm) làm tăng chi phí hoạt động chuỗi Bách Hóa Xanh từ đây đến cuối năm 2018. Tuy nhiên, công ty cho rằng đây là nền tảng cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ của Bách Hóa Xanh trong thời gian tới.
Song song với nỗ lực gia tăng số lượng cửa hàng, Bách Hóa Xanh đang tập trung tối ưu doanh thu trên mỗi cửa hàng thông qua việc nâng cấp các cửa hàng hiện tại để phục vụ tốt hơn nhu cầu mua sắm thực tế của khách hàng tại mỗi khu vực. Cụ thể, Bách Hóa Xanh sẽ tiếp tục nâng cấp hàng chục cửa hàng từ mô hình cũ (không có “thịt tươi, cá lội”) lên mô hình chuẩn và một số cửa hàng từ quy mô chuẩn lên quy mô lớn.
Mục tiêu cho 4 tháng cuối năm, Bách Hóa Xanh cho biết sẽ đẩy mạnh mở mới hướng đến mốc 500 cửa hàng, chủ yếu tại khu vực phía Đông (quận 2, 9 và Thủ Đức), phía Nam (quận 4, 7, 8, Bình Chánh và Nhà Bè) của Tp.HCM, và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bến Tre, Tiền Giang.
Trong chiến lược trên, Bách Hóa Xanh cũng tự nhìn nhận được việc mở rộng kinh doanh tiến vào các khu vực sầm uất hơn cũng như triển khai thêm các trung tâm phân phối (bao gồm kho trữ lạnh thực phẩm) làm tăng chi phí hoạt động chuỗi từ đây đến cuối năm 2018. Tuy nhiên, đây là nền tảng cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ của chuỗi trong thời gian tới, Bách Hóa Xanh khẳng định.
Thực tế trên thế giới, bán lẻ thực phẩm là một lĩnh vực hấp dẫn nhờ quy mô thị trường lớn, tăng trưởng ổn định và không chịu ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên, sự ít khác biệt của mặt hàng thực phẩm cùng độ phân mảnh cao của thị trường khiến cho cạnh tranh trong ngành là rất gay gắt. Các nhà bán lẻ thường phải duy trì biên lợi nhuận khá mỏng, và Bách Hóa Xanh không ngoại lệ.
Theo ghi nhận của gocdanhgia, việc tối ưu chi phí và thay đổi cơ cấu mặt hàng đã giúp biên lợi nhuận gộp tại cửa hàng của Bách Hóa Xanh tăng trưởng đáng kể, từ 12% cả năm 2017 lên 14% trong quý 1 và 16% trong quý 2 năm 2018. Mặc dù vậy, chuỗi này vẫn còn một chặng đường dài phải đi, để trước mắt là đạt tới mức hòa vốn và xa hơn là đóng góp lớn vào doanh thu/lợi nhuận của Thế Giới Di Động như đã được kỳ vọng.