EQ cao không có nghĩa là không biết chê bai. Là bạn bè mà không thể chê bai dè bỉu nhau, còn gì thú vị nữa chứ. Đơn giản nhưng không phải ai cũng biết những mẹo cuộc sống đơn giản sau để khiến ai cũng yêu quý bạn ngay từ phút đầu gặp gỡ.
Những người EQ (Chỉ số cảm xúc) cao quả thật siêu phàm. Dù các vấn đề đưa ra thảo luận nhạy cảm thế nào, anh ta cũng có thể giải thích rất thú vị. Dù đối phương có vô duyên lạc đề ra sao, anh ta vẫn khéo léo dẫn dắt họ quay về. Câu từ lại luôn uyển chuyển, thái độ nhẹ nhàng, lúc nào cũng tôn trọng đối phương.Cái gọi là EQ cao, chính là phải biết cách nói chuyện.
Những lý do khiến ai gặp cũng sẽ quý bạn
Đừng nói “không đúng”, hãy nói “đúng”
Tôi có người bạn rất thích nói “không”, dù người khác nói gì, câu đầu tiên anh ta luôn là “không”, “không đúng”, “không phải vậy’, nhưng sau đó anh ta cũng chẳng phản bác lại gì, chỉ bổ sung thêm. Thói quen nói “không” của anh ta khiến mọi người ghét bỏ. Ai thích bị người khác phủ nhận chứ? Tôi từng phỏng vấn một vị giáo sư học thức rất uyên bác, tôi phát hiện ông ta có thói quen rất hay, bất luận ai nói gì ông ấy cũng chân thành nói “đúng”, sau đó nhiệt tình chỉ ra những điểm có thể phát triển thêm trong câu nói của bạn, tiếp tục mở rộng, dần dẫn dắt tới cách nhìn nhận của ông ấy.
Một người giỏi giang như vậy lại khẳng định cách nhìn nhận của kẻ ngốc là bạn, chắc chắn bạn sẽ vừa mừng vừa lo. Hơn nữa ông ấy còn nâng quan điểm của bạn lên một mức độ cao hơn, khiến bạn cảm thấy mình và ông ấy đều là những người tài giỏi. Từ đó tôi nhận ra một điều, khẳng định đối phương trước, sau đó mới nói lên quan điểm của mình, sẽ khiến bầu không khí trao đổi thoải mái hơn nhiều.
“Bắt chước” người đang giao tiếp với bạn
Đây còn được gọi là chiến lược “phản chiếu” bởi nó liên quan tới việc mô phỏng hành vi của người khác. Lần tới, khi đang trao đổi hay giao tiếp với ai, bạn hãy thử sao chép ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ và nét mặt của họ xem sao nhé. Kết quả hẳn sẽ không làm bạn thất vọng.
Lúc nói “cảm ơn” có thể thêm chữ “bạn” hoặc tên đối phương
“Cảm ơn” và “cảm ơn bạn” khác nhau ở chỗ nào? “Cảm ơn” là phiếm chỉ còn “cảm ơn bạn” là chỉ rõ đối tượng, có tâm ý hơn rất nhiều. Đối với người xa lạ, bạn hãy nói “cảm ơn bạn”. Đối với người quen, hãy thêm tên người đó vào sau chữ “cảm ơn”, sẽ thân thiện hơn rất nhiều.
Khen ngợi người khác
Khen ngợi người khác cũng là khen ngợi chính mình bởi mọi người thường có xu hướng nhận định con người bạn cũng giống những tính từ mà bạn hay sử dụng để mô tả người khác. Đây được coi là hiện tượng chuyển đổi tính từ tự phát.
Vì vậy bạn hãy cẩn trọng khi đưa ra những nhận xét “tiêu cực” bởi bất kỳ điều gì bạn nói về người khác đều ảnh hưởng tới cách mọi người nhìn nhận bạn.
Dùng phương thức trêu đùa để khen người khác
Theo gocdanhgia, đôi khi phương thức trêu chọc bông đùa sẽ tốt hơn. Ví dụ muốn khen người khác có dáng người đẹp, bạn có thể nói “Chân ngắn đi một chút, eo to hơn một chút thì sẽ chết à, đáng ghét, cách xa tôi một chút”. Ví dụ bạn muốn khen cô gái xinh đẹp vô cùng tài năng, có thể nói “Có một luật bất thành văn rằng, những người xinh đẹp đều là kẻ ngốc, cậu xinh đẹp lại còn thông minh, đúng là phạm quy, không, không đúng, chính là phạm tội!”