Kinh doanh homestay không còn là lĩnh vực mới khi ngành du lịch của nước ta ngày càng phát triển. Cùng tham khảo những kinh nghiệm kinh doanh homestay cho người mới bắt đầu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Công tác chuẩn bị khi kinh doanh homestay
Vốn
Số vốn an toàn nhất khi kinh doanh homestay là khoảng 300 – 500 triệu đồng bởi trong quá trình vận hành sẽ có nhiều chi phí phát sinh và có thể phải bỏ tiền để bù lỗ trong thời gian đầu khi homestay còn mới nê chưa có nhiều khách.
Nghiên cứu thị trường
Các nhà đầu tư nên khoanh vùng các khách hàng mục tiêu, đặt ra câu hỏi khách hàng là ai? Bao nhiêu tuổi? Sở thích là gì?… Tất cả những đặc điểm trên sẽ quyết định vị trí của homestay và cách thiết kế để có thể thu hút được khách hàng tìm đến.
Địa điểm
Chọn vị trí đắc địa là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi bắt tay vào kinh doanh homestay. Khách du lịch thường sẽ muốn đi thăm thú nhiều nơi mà tốn ít thời gian nhất có thể, nên địa điểm của homestay cũng cần là những nơi gần các điểm tham quan, nơi thuê xe hay vùng trung tâm để thuận tiện cho họ di chuyển.
Hoàn thành thủ tục cấp phép kinh doanh
Để được cấp phép kinh doanh homestay cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu, điều kiện đã được quy định rất cụ thể và rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Bên cạnh đó chủ các homestay cũng cần được cấp các giấy phép như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận an ninh trật tự, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy hay giấy công nhận xếp hạng.
Tuyển nhân viên
Để vận hành một homestay, bạn bắt buộc phải thuê nhân viên. Hãy chọn những người từng có kinh nghiệm, trung thực và cẩn thận.
2. Kinh nghiệm kinh doanh homestay hiệu quả
Thiết kế homestay ấn tượng
Khách hàng của các homestay thường là giới trẻ nên thường bị thu hút bởi những thứ độc đáo, kỳ lạ riêng biệt. Chính vì vậy cần thiết kế và trang trí homestay thật đặc biêt, ấn tượng. Bên cạnh đó thiết kế homestay càng đặc biệt thì càng khuyến khích các khách hàng check-in sống ảo và chia sẻ trên mạng xã hội. Đây là cách tốt để quảng bá hiệu quả mà không tôn chi phí nào.
Cung cấp những trải ngiệm khác biệt
Các chủ homestay nên cung cấp cho du khách những trải nghiệm khác biệt độc đá như thăm ruộng lúa chín, hái hoa quả, xuống ao bắt cá… hay tự tay nấu nướng với những nguyên liệu họ tự tay thu hoạch được.
Đầu tư vào gian bếp
Các chủ homestay cần mang lại cho du khách cảm giác đây là một địa điểm ấm cúng, thoải mái giống như đang ở nhà. Vì vậy cách tốt nhất là hãy tập trung vào gian bếp bởi đây là nơi đại diện cho sự ấm cúng, thân thuộc. Hãy chú trọng sự tiện nghi và sạch sẽ.
Bài viết trên của website gocdanhgia đã gửi đến độc giả các các kinh nghiệm kinh doanh homestay cho người mới bắt đầu hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn nhé!