Đi vào lịch sử với tên gọi “bản giao hưởng định mệnh”, bản giao hưởng số 5 Fifth Symphony của nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven vẫn chưa ngừng gây tranh cãi.
Lugwig van Beethoven (1770 – 1827), nhạc sĩ thiên tài của thế giới sinh ra tại ngôi làng nhỏ Rajna của nước Đức và trải qua hầu hết cuộc đời ở thủ đô Viên (Áo), là quê hương của Mozart và là nơi được coi là thủ đô âm nhạc thế giới.
Văn hóa giải trí – Bản giao hưởng số 5 cung Đô thứ gồm 4 chương được Beethoven tung ra hồi năm 1808 và được biểu diễn ra mắt vào ngày 22/12 năm đó, trong một buổi hoà nhạc đồ sộ tại nhà hát Theater an der Wien do đích thân Beethoven chỉ huy.
Về khái niệm “định mệnh”, tương truyền cái tên này đến từ thư ký kiêm nhà viết tiểu sử của ông, Anton Schindler. Schindler đã gán cho bản nhạc cái tên ấy sau khi hỏi Beethoven về mô-típ mở đầu của bản giao hưởng. Nhà soạn nhạc đáp: “Đây là âm thanh của định mệnh đang gõ cửa”.
Song Jens Dufner, trợ lý nghiên cứu tại Beethoven-Haus ở Bonn, điều này còn phải bàn cãi nhiều bởi: “Anton Schindler là một “nhân vật không đáng tin”.
Theo Dufner, Schindler đã giới thiệu mối quan hệ của ông với Beethoven theo một cách khác hẳn với thực tế. “Qua nhiều năm, Schindler đã cố gắng khắc họa sự gần gũi của mình với Beethoven và đã thêm thắt nhiều thứ”.
Hình ảnh một người cô độc ngồi sáng tác nhạc cho bản thân không phù hợp với trường hợp của Beethoven, ít nhất là trong thời tuổi trẻ. Ông quan tâm tới văn học, triết học và đặc biệt là chính trị. Beethoven theo dõi sát sao cuộc Cách mạng Pháp và chia sẻ những ý tưởng về tự do, sự bình đẳng và tình anh em. Ông thường kết hợp các nhịp điệu và mô-típ từ âm nhạc của cách mạng Pháp vào tác phẩm của mình – mà điển hình nhất là 4 nốt trong mô-típ mở đầu của Bản giao hưởng số 5.
Thực tế, nhà soạn nhạc Pháp Francois-Xavier Roth và dàn nhạc Les Siecles của ông đã từng trình diễn bản giao hưởng này như một tác phẩm “cách mạng”.
Tuy nhiên, cái tên “Bản giao hưởng định mệnh” vẫn tồn tại. Trong thời kỳ Lãng mạn (1820-1910), các nghệ sĩ tin vào sức mạnh của số phận. Do vậy, nhà soạn nhạc Đức Johannes Brahms đã trích mô-típ chính từ Bản giao hưởng số 5 của Beethoven để đưa vào Tứ tấu Piano cung Đô thứ của mình khi ông đang tương tư….
Gocdanhgia, Sau Thế chiến II, nhiều nhà soạn nhạc trẻ quay lưng lại với truyền thống và tinh thần của Beethoven. Nhưng bắt đầu thập kỷ 1960, nhạc trưởng Herbert von Karajan đã thu âm bản giao hưởng của Beethoven tới 4 lần và bản thu âm năm 1963 được cho là huyền thoại.
Theo các chuyên gia về âm nhạc thì trong tác phẩm này, những nguyên tắc cải tiến của nhạc sĩ đã trở thành một công thức hoàn chỉnh kinh điển. Giao hưởng số 5 là “bản giao hưởng bi kịch” trong ý nghĩa cao quý cổ đại của danh từ ấy. Tất cả các chương của vở bi kịch này đều xuyên qua một trục phát triển kịch chung. “Qua cuộc đấu tranh đến thắng lợi”, “Từ tăm tối – ra ánh sáng”.