Dinh dưỡng cho bà bầu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của thai nhi trong suốt cả thai kỳ. Vậy bà bầu nên ăn gì để tốt cho cả sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé hãy cùng tìm hiểu trong bài viết nhé!
Bà bầu nên ăn gì?
1. Trứng
Đây là món ăn dễ chế biến, dễ ăn cho bà bầu. Nếu chẳng may bạn chưa kịp chuẩn bị được bữa sáng dinh dưỡng đầy đủ, một quả trứng luộc hoặc trứng ốp-la sẽ giúp mẹ bầu giải quyết vấn đề. Vitamin D và canxi dồi dào trong trứng chính là một trong những phần quan trọng của chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu. Tuy nhiên, mỗi tuần bà bầu cũng chỉ nên ăn 3-4 quả trứng gà, không nên ăn nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.
2. Đu đủ chín
Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn đu đủ chín trong bữa tráng miệng hàng ngày. Trái đu đủ rất giàu kali, vitamin C, chất xơ và folate. Đồng thời, loại trái cây này còn giúp thai phụ giải quyết các vấn đề tiêu hóa thường gặp trong 3 tháng cuối như táo bón, ợ nóng, khó tiêu.
3. Cá chép
Cá chép là một trong những loài có chất lượng thịt ngon, ăn ngọt, vị thơm. Đặc biệt, với chị em phụ nữ, món ăn từ cá chép sẽ rất bổ máu, ăn nhiều giúp sắc mặt hồng hào, tuần hoàn tốt. Phụ nữ đang mang thai ăn cá chép sẽ có tác dụng an thai. Trong cá chép chứa nhiều thành phần bổ dưỡng như protein, mỡ, vitamin A, B1, B2, phốt pho, canxi, sắt… có tác dụng bổ máu và giúp não bộ khỏe khoắn rất tốt cho bà mẹ mang thai.
Đối với những bà mẹ mang thai hay mất ngủ, mệt mỏi thì dùng món ăn chế biến từ cá chép thường xuyên sẽ có tác dụng bồi bổ, phục hồi cơ thể. Theo y học cổ truyền, cá chép có vị ngọt, tính bình, chứa nhiều đạm và vitamin… có tác dụng an thai, chữa phù thũng khi mang thai. Canh cá chép nguyên vị đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu.
Nên lựa cá chép sông để nấu là ngon hơn cả vì cá sống trong môi trường tự nhiên. Cá chép nếu được nuôi trong môi trường nước bị ô nhiễm thì có khả năng nhiễm kim loại nặng vì chúng sống ở lớp bùn nên cần cẩn thận khi mua. Đặc biệt không nên ăn cá chép cả ruột vì có khả năng nhiễm độc và cũng không nên ăn quá nhiều mỗi lần. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu chỉ cần ăn tăng thêm 10g đạm tương đương với 100g cá chép tươi (tính cả xương), tổng lượng đạm một ngày cần khoảng 80g.
4. Súp lơ
Vừa chứa sắt, vừa giàu folic, súp lơ là món ngon không thể thiếu trong thực đơn của mẹ. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên đổi vị với các loại rau có màu xanh như xà lách, cải bẹ xanh. Chúng cũng chứa không ít axit folic. Xà lách trộn dầu giấm là món khai vị ngon lành và là dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.
5. Sữa chua
Bổ sung canxi là một nhiệm vụ thiết yếu để cả mẹ và bé cùng vượt cạn thành công. Nếu thiếu hụt canxi, bà bầu và thai nhi có thể đối diện với nhiều nguy cơ khác nhau. Để bổ sung canxi một cách đầy đủ và dễ ăn nhất, mẹ bầu nên sử dụng sữa chua hàng ngày. Đồng thời, bên trong sữa chua còn chứa lượng men vi sinh giúp ngăn ngừa chứng táo bón một cách hiệu quả.
6. Hạt dẻ cười
Hạt quả dẻ cười chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Trong hạt dẻ cười chứa vitamin C giúp thai phụ giảm mệt mỏi và giảm stress. Hạt dẻ cười còn chứa các vitamin nhóm B như folacin, khoáng chất: canxi, sắt, phốt pho, man giê, man gan, đồng, kẽm, selen và nguồn kali dồi dào.
Hạt dẻ cười giàu axit béo đơn không bão hòa như axit oleic, có tác dụng làm giảm mức độ cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL) trong máu. Đồng thời, nó có khả năng duy trì mức độ lipid ổn định trong cơ thể bà bầu.
Hạt dẻ cười còn là nguồn tuyệt vời của các chất chống oxy hóa như caroten, vitamin E và các hợp chất polyphenolic, thúc đẩy khả năng miễn dịch của người mẹ.
Nhiều loại vitamin B phức tạp quan trọng như riboflavin, niacin, thiamin, axit pantothenic, vitamin B6 và folate nên hạt dẻ cười có thể hỗ trợ tối ưu phát triển thai nhi. Đồng thời, các chất này cũng cần thiết trong quá trình trao đổi chất, truyền dẫn thần kinh cũng như tổng hợp hồng cầu trong cơ thể người mẹ.
7. Cá hồi
Cá hồi là một trong những loại cá an toàn và rất giàu chất dinh dưỡng cho bà bầu trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu.
Nguồn DHA trong cá hồi cao hơn rất nhiều so với nguồn DHA chứa trong các loại sữa dinh dưỡng cho bà bầu, có thể giúp cải thiện tâm trạng, ổn định tinh thần.
Tuy nhiên, các bà bầu cũng chỉ nên ăn khoảng 350 gam cá hồi mỗi tuần vì mặc dù cá hồi có ít hàm lượng thuỷ ngân, an toàn hơn các loại cá khác nhưng nếu ăn hằng ngày có thể tích tụ một lượng lớn thuỷ ngân trong cơ thể và gây hại cho em bé.
8. Cá chẽm
Cá chẽm được xem là vị thuốc quý cho mẹ bầu. Theo sách Tuệ Tĩnh: “Cá chẽm vị ngọt, tính mát, tác dụng lợi tiểu, an thai, hòa ngũ tạng, mạnh gân xương, trừ chứng lao ngược…”.
Cá chẽm giàu đạm, chất béo axit béo omega-3, canxi, magie, sắt… Không chỉ giúp trí não thai nhi phát triển tối ưu, cá chẽm còn vô cùng có lợi cho sức khỏe mẹ bầu. Cá chẽm giúp chữa chứng phù chân, tăng huyết áp, tiểu đường… Cá chẽm cũng là thực phẩm lợi sữa, cực kỳ tốt cho phụ nữ sau sinh.
9. Đậu phộng
Theo một nghiên cứu, ăn đậu phộng khi mang thai có thể làm giảm khả năng dị ứng của bé cưng sau khi sinh ra. Hơn nữa, đậu phộng cũng chứa nhiều protein và chất béo, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, ăn nhiều đậu phộng cũng gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, cũng như làm bà bầu bị nóng trong người. Tốt nhất, mỗi ngày chỉ nên ăn một nhúm nhỏ đậu phộng, bầu ơi.
10. Cà rốt
Phụ nữ mang thai cần 1.000 mg canxi mỗi ngày, theo Hiệp hội Mang thai Mỹ. Trong khi đó, cà rốt là loại rau củ rất giàu canxi và giúp phát triển xương và răng của em bé.
Nó là một nguồn cung cấp vitamin C,E, A & beta-carotene có tác dụng như chất chống oxy hóa và bảo vệ mẹ khỏi các gốc tự do, giúp cho làn da khỏe mạnh và tươi sáng. Những vitamin này giúp cho móng tay không bị giòn, dễ gãy và giúp cho tóc không bị rụng.
Phytochemicals có trong rau giúp thúc đẩy chức năng cơ thể thích hợp, làm sạch gan và giải độc cho cơ thể. Ngoài ra, nước cà rốt cũng tốt cho hoạt động của tuyến giáp và giúp tăng cường thị giác cho thai nhi.
11. Thịt đỏ
Thịt bò và thịt lợn nạc là những thực phẩm chứa lượng sắt khổng lồ. Bổ sung những loại thịt đỏ này trong thực đơn ăn uống sẽ giúp bà bầu bổ sung máu và tránh tình trạng thiếu máu. Đặc biệt bà bầu ăn thịt bò còn giúp giữ ổn định lượng đường trong máu, giúp bà bầu có sức đề kháng tốt, tránh bệnh tật, tránh nhiễm khuẩn.
12. Khoai tây, khoai lang
Loại thực phẩm dân dã này thực sự có lợi cho bà bầu trong giai đoạn cuối thai kỳ. Khoai tây, khoai lang rất giàu chất xơ hạn chế tình trạng táo bón khi thai nhi ngày càng phát triển trong buồng tử cung. Đồng thời, khoai lang và khoai tây còn có khả năng duy trì lượng đường ổn định trong máu, giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
13. Cam
Cam có rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là nguồn cung cấp vitamin C và kali. Do đó, cam rất có lợi cho việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Uống nước cam là một phương pháp tự nhiên chống lại cảm lạnh và cúm.
Theo nghiên cứu, nước cam giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh dị ứng ở trẻ sơ sinh. Nó giúp trong việc hình thành các mô mới và các tế bào máu đỏ. Đồng thời đóng một vai trò trong việc phát triển nhau thai ở phụ nữ mang thai.
14. Thịt gia cầm
Đây là nguồn năng lượng cần và đủ để bà bầu bồi bổ cơ thể và chăm sóc bé yêu trong bụng. Một số món ăn bổ dưỡng cho mẹ bầu có thể chế biến từ thịt gà, thịt vịt là: canh gà hầm sen, gà tần thuốc bắc, cháo vịt đậu xanh…
15. Chuối
Trong số những thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ, chuối là loại hoa quả không thể vắng mặt. Thời kỳ cuối bầu bí, chị em thường bị khó ngủ, mất ngủ nên bổ sung 1-2 trái chuối trong thực đơn mỗi ngày. Chuối có tác dụng làm tăng hàm lượng serotonin trong não khiến cơn buồn ngủ xuất hiện. Đồng thời, hàm lượng magie trong chuối còn giúp cơ bắp thư giãn, giảm stress và có tác dụng an thần hiệu quả.
16. Táo
Táo là một cách tuyệt vời để giúp bà bầu hạn chế tăng cân quá nhanh trong và sau khi mang thai. Táo còn giúp não bé tăng trưởng và phát triển tốt hơn. Ngoài ra, đây cũng là nguồn cung cấp chất sắt để giúp cơ thể bà bầu không bị thiếu máu.
17. Cá chim trắng
Trong 100g cá chim có 75,2g nước, 19,4g protein, 5,4g lipid, 1,1g tro, 15mg canxi… tốt cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu có thể thêm món cá chim trắng vào thực đơn thai kỳ để con sinh ra khỏe mạnh, thông minh, lanh lợi.
18. Hạt chia
Loại hạt này có hàm lượng axit béo omega 3 rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi. Omega 3 cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo hệ thống tế bào thần kinh cũng như trí não. Ấn tượng hơn cả, hàm lượng axit folic có trong hạt chia có thể phòng ngừa khiếm khuyết ống thần kinh của thai nhi và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, thông minh hơn.
Bài viết trên của gocdanhgia đã trả lời câu hỏi bà bầu nên ăn gì để tốt cho cả mẹ và bé hy vọng sẽ giúp ích cho quá trình mang thai cho bé sinh ra khỏe mạnh nhất nhé!